Những khó khăn của tu nghiệp sinh Việt Nam tại CHLB Đức

Rào cản về ngôn ngữ, sự cách biệt văn hóa hay sức hút từ công việc làm thêm là những khó khăn thường thấy của các tu nghiệp sinh Việt Nam tại CHLB Đức. Thời gian đầu, bất cứ tu nghiệp sinh nào cũng cảm thấy khó hòa nhập cũng như gặp nhiều rào cản khi sinh sống ở đất nước khác.


Rào cản ngôn ngữ 
Đây là vấn đề mà sinh viên gặp phải khi học tập ở môi trường quốc tế. Tuy nhiên, nếu đủ bản lĩnh, tu nghiệp sinh có thể hòa nhập nhanh chóng. Các bạn nên lường trước điều này để có kế hoạch trau dồi vốn ngoại ngữ cần thiết trước lúc nhập học chính thức.Tường Vy, tu nghiệp sinh năm nhất diện học bổng đào tạo nâng cao tay nghề tại Trường Cao đẳng nghề Quốc Tế Hà Nội cho biết: “Tuy đã có bằng B1 được cấp bởi Viện Goeuthe tại Việt Nam nhưng mình vẫn nhiều phen lúng túng vì người Đức vẫn thường dùng tiếng lóng trong sinh hoạt. Phải mất vài tháng mình mới tích lũy được vốn từ vựng tiếng Đức mới mẻ này”.

Sốc văn hóa
Ngoài vấn đề ngôn ngữ, văn hóa cũng là một rào cản không nhỏ, thử thách thái độ sống của các bạn. Mỗi một dân tộc sẽ có phương thức sinh hoạt ăn uống và tôn giáo khác nhau, các bạn sinh viên cần có sự tôn trọng và quan sát học hỏi để thích nghi, tránh để bản thân quá áp lực đến mức sinh ra cảm giác tự ti, hạn chế giao tiếp. Nhất Nguyên, tu nghiệp sinh năm nhất diện học bổng đào tạo nâng cao tay nghề tại Trường Cao đẳng nghề Quốc Tế Hà Nội tại bang Sachsen tâm sự: “Em nghĩ rằng, các bạn học viên nên quan niệm văn hóa chỉ là vấn đề cá nhân cần có sự tôn trọng, quan trọng họ là một người bạn tốt và nhiệt tình giúp đỡ khi chúng ta gặp khó khăn”.

Sức hút của việc làm thêm
Theo quy định, sinh viên quốc tế được phép làm việc tối đa 20 giờ/tuần để tránh ảnh hưởng đến việc học. Nhưng thực tế, nhiều tu nghiệp sinh vẫn cố ý làm trái luật để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cho chi phí thuê nhà, ăn ở, đi lại... Việc kiếm tiền nơi xứ người để không hoàn toàn phụ thuộc vào sự chu cấp của gia đình đã khiến một số tu nghiệp sinh ham làm việc hơn tập trung học tập. Không ít trường hợp tu nghiệp sinh nước ngoài, trong đó có cả tu nghiệp sinh Việt Nam, bị điểm thấp cuối kỳ hoặc thậm chí học lại vì chưa đạt yêu cầu. Khi đó, các bạn phải đóng lại học phí và nhiều chi phí khác đi kèm. Nhiệm vụ chính của một tu nghiệp sinh là chăm chỉ học tập để nâng cao tay nghề. Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể tìm công việc phù hợp chuyên môn và không cần làm thêm các công việc bán thời gian thời còn đang đi học.

Phần lớn bạn trẻ quyết định đi tu nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng chỉ chú trọng chuẩn bị nền tảng ngoại ngữ, nhưng chưa được định hướng đầy đủ về những thách thức sẽ xảy ra trong cuộc sống tự lập. Do đó, trang bị kiến thức và biện pháp giúp các bạn phòng tránh rắc rối , cũng như tiết kiệm chi phí khi đi tu nghiệp là cần thiết. Để giảm bớt áp lực từ những vấn đề trên, tu nghiệp sinh Việt Nam có thể lựa chọn giải pháp làm thêm tại những cơ sở liên kết của Hiệp hội khuyến khích đào tạo nghề bang Sachsen - đơn vị đối tác của trường Cao đẳng nghề Quốc tế Hà Nội tại CHLB Đức. Đây là cách tạo bước đêm cho việc hòa nhập ở môi trường mới.
Nguồn sưu tầm

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TMS
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Vimeco, Lô E9, Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: (Mr.Linh) 0963035364
Địa chỉ email: trinhkhaclinh.vn@gmail.com

1 nhận xét: